HomeChâu ÁDu Lịch Tây Tạng: Phương Tiện, Tham Quan, Ăn Uống & Lưu...

Du Lịch Tây Tạng: Phương Tiện, Tham Quan, Ăn Uống & Lưu Trú

Tây Tạng chính là một trong những thánh địa Phật giáo nổi tiếng, là điểm du lịch hấp dẫn thu hút nhiều khách du lịch khắp nơi trên thế giới. Đến với vùng đất này, bạn không chỉ được khám phá sự bí ẩn của thiên nhiên hùng vĩ với những thảo nguyên xanh rộng bao la, những ngọn núi tuyết phủ trắng mà bạn còn có có hội trải nghiệm nền văn hoá độc đáo của người bản địa. Nếu bạn đang ấp ủ dự định khám phá nơi đây thì bài chia sẻ các kinh nghiệm du lịch Tây Tạng chi tiết, đầy đủ dưới đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho bạn.

Thời gian thích hợp để du lịch Tây Tạng

Thời tiết ở Tây Tạng được chia thành mùa khô và mùa mưa rõ rệt, với cũng bị ảnh hưởng phần lớn do độ cao. Đôi khi trong cùng một tháng mà nhiệt độ ở phía Nam và phía Bắc của Tây Tạng sẽ thay đổi khác nhau. Vì thế để biết được thời gian thích hợp để du lịch Tây Tạng thì bạn cần dựa vào thời tiết, điểm tham quan dự định ghé thăm cũng như một số hoạt động thú vị trong năm ở Tây Tạng.

Theo kinh nghiệm của nhiều bạn đã đi Tây Tạng thì vào khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 10, nhất là tầm tháng 9 và 10 là thời điểm lý tưởng nhất để du khách ghé thăm vùng đất này. Bởi thời gian này ở Tây Tạng đang là mùa khô, ít mưa nên vào ban đêm cũng đỡ lạnh hơn. Ngoài ra từ tháng 4 đến tháng 10 cũng là khoảng thời gian diễn ra nhiều lễ hội của người Tây Tạng. Du khách sẽ có cơ hội chứng kiến hình ảnh đoàn người đi hành hương kéo dài không thấy điểm kết thúc, bức tranh quyến rũ của rừng cây lá vàng cũng như tìm hiểu về phong tục, tập quán mới mẻ của người dân nơi đây.

Phương tiện từ Việt Nam đi Tây Tạng

Từ Việt Nam vẫn chưa có phương tiện nào để du khách đi thẳng đến Tây Tạng. Vậy nên bạn cần đến một điểm dừng, sau đó mới tiếp tục đi đến Tây Tạng được. Có thể đi bằng máy bay, tàu lửa hoặc kết hợp 2 phương tiện này đều được.

Bằng máy bay

Trước đây thì có khá nhiều chuyến bay thẳng từ TP HCM/Hà Nội đến các thành phố lớn của Trung Quốc như Thành Đô, Quảng Châu, Trùng Khánh,… Rồi từ các thành phố này du khách chỉ cần đi thêm 1 chặng bay nội địa là đến được thủ phủ Lhasa của Tây Tạng. Tuy nhiên thì hiện tại các đường bay thẳng Việt Nam – Trung Quốc vẫn chưa được khai thác lại nên đi bằng máy bay thì bạn có thể phải dừng từ 2 – 3 lần với tổng thời gian lên tới 40 tiếng và giá vé khá cao, cũng tầm 30.000.000 VND/vé 1 chiều.

Bằng tàu lửa

Nếu bạn lựa chọn đi tàu lửa để sang Trung Quốc thì đầu tiên phải đến Hà Nội. Bởi vì chỉ có Hà Nội là điểm duy nhất khai thác tuyến đường sắt đi Trung Quốc, đó là:

  • Hà Nội – Bắc Kinh: làm thủ tục xuất nhập cảnh ở cửa khẩu Hữu Nghị Quan
  • Hà Nội – Côn Minh: làm thủ tục xuất nhập cảnh ở cửa khẩu Hà Khẩu

Sau đó từ Bắc Kinh du khách sẽ chọn chuyến tàu T27 -chuyến tàu nối liền Bắc Kinh và Tây Tạng, chạy trên cung đường cao nhất thế giới (đạt độ cao gần 5.000 m).

Hoặc từ Côn Minh bạn có thể chọn chuyến bay quốc nội để đến Lhasa với thời gian bay chỉ tầm 3 tiếng của hãng hàng không China Eastern Airlines hoặc Tibet Airlines, giá vé tầm 5.000.000 VND/vé 1 chiều. Vì thế, nhiều du khách Việt sẽ chọn cách đi tàu lửa từ Hà Nội đến Côn Minh, sau đó bay đi Lhasa.

Ngoài ra cũng có thể đi xe khách từ Hà Nội để qua Trung Quốc nhưng đi theo hình thức này sẽ khá mệt, mất nhiều thời gian nên khách du lịch cũng ít lựa chọn.

Du Lịch Tây Tạng: Phương Tiện, Tham Quan, Ăn Uống & Lưu Trú

Các phương tiện đi lại ở Tây Tạng

Hệ thống giao thông ở Tây Tạng không nhiều và không quá hiện đại như các thành phố phát triển khác nhưng vẫn có một số phương tiện phục vụ cho chuyến du lịch của bạn, như là:

  • Xe bus: là phương tiện công cộng phổ biến nhất ở Tây Tạng. Hầu như xe bus nào cũng có tuyến đường kết nối với các điểm du lịch trong thành phố với giá vé cũng thấp.
  • Đi nhờ xe: nghe có vẻ khó tin và hơi xa lạ đối với nhiều du khách nhưng lại là hoạt động diễn ra rất phổ biến ở Tây Tạng. Du khách có thể đi nhờ xe của một người dân địa phương ở đây nếu họ thuận đường đi đến địa điểm mà bạn cần đến. Tất nhiên là bạn vẫn phải trả tiền, nhưng chỉ là 1 khoản tiền nhỏ, không quá nhiều.
  • Xe đạp: nếu bạn có nhiều thời gian và có đủ sức khoẻ thì nên thử phương tiện khi du lịch tại Tây Tạng. Chắc chắn là bạn sẽ có những trải nghiệm thú vị khi đạp xe trên các con đường tại đây.
  • Taxi: Taxi ở Tây Tạng thì không hoạt động nhiều, chỉ thường tập trung ở các khu vực đông đúc như Lhasa, Shigatse và Ali.

Những điểm tham quan không nên bỏ qua khi du lịch Tây Tạng

Nhắc đến du lịch Tây Tạng thì du khách sẽ nhớ đến những cái tên nào, có lẽ là thủ phủ Lhasa với cung điện Potala được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Ngoài ra thì vẫn còn nhiều điểm tham quan thú vị và thu hút khác ở Tây Tạng mà du khách nên ghé thăm, đó là:

Thủ phủ Lhasa: đây chắc chắn là điểm đến mà bất cứ ai khi đi du lịch Tây Tạng đều phải dừng chân. Là trung tâm hành hương nổi tiếng của cộng đồng Phật giáo, Lhasa có nhiều công trình kiến trúc ấn tượng như là cung điện Potala, chùa Jokhang, tu viện Sera,…

Du Lịch Tây Tạng: Phương Tiện, Tham Quan, Ăn Uống & Lưu Trú

Thành phố Shigatse: là thành phố lớn thứ 2 Tây Tạng, Shigatse cũng là điểm dừng chân được nhiều khách du lịch yêu thích. Thành phố này nổi tiếng vì có tu viện Tashilhunpo – là tu viện được bảo tồn tốt nhất Tây Tạng, nơi từng có đến 4700 nhà sư sinh sống. Du khách sẽ được chiêm ngưỡng bức tượng Phật cao 26m được làm từ 27kg vàng.

Du Lịch Tây Tạng: Phương Tiện, Tham Quan, Ăn Uống & Lưu Trú

Hồ Namtso: là hồ nước mặn ở độ cao nhất thế giới, nằm trên đỉnh núi có tuyết phủ Nyan Quen Tanglha chỉ cách Lhasa quãng đường dài 112 km. Khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp phản chiếu xuống mặt nước màu ngọc lam của hồ chắc chắn sẽ làm bạn say đắm khi đến tham quan hồ Namtso.

Du Lịch Tây Tạng: Phương Tiện, Tham Quan, Ăn Uống & Lưu Trú

Suối nước nóng Yangbajain: với độ cao 4.276m, nơi đây được xem là con suối nước nóng cao nhất thế giới và thu hút được rất nhiều khách du lịch đến nghỉ dưỡng. Bạn sẽ được hòa mình vào dòng nước suối nóng (khoảng 28℃) tự nhiên, rất tốt cho sức khỏe và tận hưởng được cảm giác thư giãn thoải mái.

Du Lịch Tây Tạng: Phương Tiện, Tham Quan, Ăn Uống & Lưu Trú

Thị trấn Gyantse: với độ cao tầm 4000 mét so với mực nước biển, nơi đây từng là thị trấn lớn thứ 3 Tây Tạng và vẫn còn giữ nhiều nét truyền thống lâu đời. Tại đây du khách có thể ghé thăm đèo cao Kambalaat, núi Nojin Kangatan, tu viện Palcho,…

Du Lịch Tây Tạng: Phương Tiện, Tham Quan, Ăn Uống & Lưu Trú

Thảo nguyên Litang: nổi bật với bức tranh thiên nhiên của những bãi thảo nguyên mênh mông cùng hồ nước trên núi hòa mình với mây xanh bay trên bầu trời vô cùng ấn tượng. Không chỉ có vậy mà bạn còn có cơ hội khám phá những kiến trúc độc đáo như chùa Ke’er của Hoàng Giáo, chùa Lenggu của Bạch Giáo hay những lễ hội địa phương ấn tượng.

Du Lịch Tây Tạng: Phương Tiện, Tham Quan, Ăn Uống & Lưu Trú

Núi Himalaya: là cái tên mà hầu hết ai cũng đã từng nghe qua ít nhất một lần. Dãy núi hùng vĩ này quá nổi tiếng với đỉnh Everest nóc nhà thế giới. Luôn phủ tấm áo choàng tuyết trắng xoá quanh năm, Himalaya vẫn luôn là điểm đến thu hút của rất nhiều du khách, nhất là những ai yêu thích sự mạo hiểm và môn thể thao leo núi. Bạn sẽ phải choáng ngợp khi được tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp của núi Himalaya.

Du Lịch Tây Tạng: Phương Tiện, Tham Quan, Ăn Uống & Lưu Trú

Thưởng thức các món ăn đặc sản Tây Tạng

Do đặc điểm địa hình nhiều núi đồi nên người Tây Tạng không lấy gạo làm nguồn lương thực chính mà họ trồng lúa mì và lúa đại mạch. Bên cạnh đó, lối sống du canh du cư cùng sự khắc nghiệt của thời tiết cũng ảnh hưởng phần nào đến nét ẩm thực của Tây Tạng. Vì thế văn hóa ẩm thực của người dân Tây Tạng cũng rất khác biệt và thú vị. Nếu có dịp du lịch Tây Tạng thì bạn có thể thưởng thức một số món ăn đặc trưng, ví dụ như:

Bánh Tsampa: Bột được xay từ lúa mạch rang được gọi là Tsampa, là nguyên liệu chính trong bữa ăn của người Tây Tạng. Cách làm cũng đơn giản, đầu tiên sẽ làm khô lúa mạch bằng cát trong chảo, sau đó nghiền nhỏ lúa mạch khô thành bột. Cuối cùng là khuấy và trộn bột lúa mạch với trà bơ Tây Tạng để ăn. Ngoài ra người dân địa phương còn dùng bột lúa mạch để nấu cháo với thịt bò hoặc thịt cừu.

Du Lịch Tây Tạng: Phương Tiện, Tham Quan, Ăn Uống & Lưu Trú

Mì tạng Thukpa: là một món ăn có sự kết hợp giữa phở với mì ramen. Món mì này dùng sợi mì gạo dày, có hình dạng tương tự sợi bún. Một tô mì tạng Thukpa có nước dùng thơm ngon đặc trưng vì được hầm từ thịt bò Yak. Ngoài ra thực khách còn có thể ăn kèm thêm rau cùng nhiều loại gia vị khác.

Du Lịch Tây Tạng: Phương Tiện, Tham Quan, Ăn Uống & Lưu Trú

Mì nguội: thêm một món ăn khá mới lạ mà du khách nên thử khi du lịch Tây Tạng chính là món mì nguội. Món mì nguội sẽ có sợi mì dẹt, dày và có màu trắng ngà hơn mỳ tạng và thường được ăn cùng khoai tây thái viên chiên giòn rất lạ miệng. Đặc biệt vị ngon hấp dẫn của món ăn đặc sản này đến từ nước sốt tương ớt Tây Tạng với vị thanh đạm nhưng vẫn đủ ấm áp và tê tê đầu lưỡi.

Du Lịch Tây Tạng: Phương Tiện, Tham Quan, Ăn Uống & Lưu Trú

Thịt bò khô Yak: ở Việt Nam thì thịt bò khô cũng là món ăn khá quen thuộc nhưng thịt bò kho Yak của người Tây Tạng được chế biến từ loài bò Yak vẫn mang hương vị lạ lẫm riêng biệt của nó. Bò Yak Tây Tạng là loài động vật khỏe mạnh có bộ lông dài đặc trưng giúp giữ ấm thân nhiệt, thường sống khu vực miền núi Himalaya. Các tế bào máu đỏ của chúng cao gấp ba lần so với những con bò bình thường, vì thế mà thịt bò Yak này rất dai, giàu dinh dưỡng. Người Tây Tạng thường cắt thịt bò thành từng dải mỏng, ướp thêm các loại gia vị rồi treo thịt bò Yak vào sợi dây để làm khô tự nhiên trong gió lạnh.

Du Lịch Tây Tạng: Phương Tiện, Tham Quan, Ăn Uống & Lưu Trú

Thịt khô hong gió: ngoài bò Yak thì người Tây Tạng cũng sử dụng nhiều loại thịt khác để làm món thịt khô hong gió như thịt cừu, thịt dê hay thịt gà. Ưu điểm của món ăn này là vừa dễ bảo quản, lại không mất đi độ tươi ngon, thơm mềm. Ngoài ra còn không có dầu mỡ nên người già trẻ nhỏ đều có thể ăn được. Cứ đến cuối năm, khi nhiệt độ xuống dưới 0℃, người dân nơi đây lại mang thịt cắt thành từng dải, phơi ở nơi râm mát thoáng khí, để gió thổi cho khô tự nhiên. Chờ đến khoảng tháng 2, 3 năm sau là có thể ăn được.

Du Lịch Tây Tạng: Phương Tiện, Tham Quan, Ăn Uống & Lưu Trú

Sữa đông (Pho mát Tây Tạng): là một loại thực phẩm sạch, tốt cho sức khoẻ nên thường được người dân Tây Tạng mang theo để ăn khi đi đường. Có thể làm món ăn vặt hoặc dùng làm bánh cũng rất ngon.

Du Lịch Tây Tạng: Phương Tiện, Tham Quan, Ăn Uống & Lưu Trú

Sữa chua Tây Tạng: là một món ăn mà bạn không thể bỏ qua ở Tây Tạng. Được lên men từ sữa bò Yak, sữa chua Tây Tạng có vị thơm dịu hơn sữa chua thông thường mà chúng ta ăn. Sữa chua chính là thực phẩm cần thiết cho người Tây Tạng với lịch sử hơn 1000 năm. Vì thế lễ hội Shoton – lễ hội sữa chua của người Tây Tạng, là một trong những lễ hội quan trọng và thú vị nhất ở vùng đất này.

Du Lịch Tây Tạng: Phương Tiện, Tham Quan, Ăn Uống & Lưu Trú

Bên cạnh đó du khách vẫn còn được thưởng thức nhiều món ăn đặc sản địa phương hấp dẫn khác như là: xúc xích Tây Tạng, bánh bao Momo, trà bơ, trà sữa Tây Tạng, rượu lúa mạch,…

Mua sắm gì làm quà khi đi Tây Tạng

Đừng nghĩ rằng Tây Tạng không có gì để bạn mua sắm mà trái ngược lại, vùng đất này có khá nhiều món đồ thú vị mà khách du lịch có thể mua về kỉ niệm trong chuyến đi của mình. Bạn có thể mua làm quà tặng bạn bè, người thân hoặc là mua về trưng bày như là một vật lưu niệm để gợi nhớ lại chuyến du lịch Tây Tạng của chính bản thân mình.

Tranh Thangka: là một loại tranh cuộn của người dân Tây Tạng, chủ yếu được thêu hoặc vẽ. Các bức tranh này thường được theo ở các nơi tôn nghiêm như tu viện, đền chùa,.. nên sẽ có nội dung về các vị Phật, các câu chuyện về nhà Phật và các vị Đạt lai Lạt ma trong Phật Giáo Tây Tạng

Trang sức Tây Tạng: là món đồ rất được khách du lịch ưa chuộng bởi không chỉ có hình dáng đặc sắc, mang tính thẩm mỹ cao, được chế tác tỉ mỉ mà bởi nhiều món trang sức còn mang ý nghĩa tâm linh, mang lại may mắn và phước lành cho những người sở hữu chúng. Phần lớn các món trang sức Tây Tạng đều được làm thủ công từ vàng, bạc, đồng, đá quý, cẩm thạch hoặc là xương của các loại động vật, đặc biệt là từ xương của Yak – một loại bò Tây Tạng.

Đông Trùng Hạ Thảo: là nơi có khí hậu khá khắc nghiệt nên ít loài cây nào sinh sống được nhưng Đông Trùng Hạ Thảo lại được tìm thấy nhiều tại Tây Tạng. Có lẽ ai cũng biết được các dược tính tuyệt vời của loại thảo dược quý hiếm này. Vì thế, bạn có thể tìm mua Đông Trùng Hạ Thảo khi đến Tây Tạng và nhớ cẩn thận tránh mua nhầm hàng kém chất lượng.

Nhang trầm Tây Tạng: là một quốc gia Phật giáo nên nhang trầm cũng là một sản phẩm khá phổ biến ở nơi đây. Mùi thơm của nhang trầm có tác dụng xua đuổi những điều không may, côn trùng và còn tạo hương thơm xung quanh.

Mặt nạ Tây Tạng: là một sản phẩm lưu niệm thủ công xuất phát từ nghệ thuật tôn giáo và opera Tây Tạng. Những chiếc mặt nạ này nổi tiếng với phong cách độc đáo, đa dạng về hình dáng, nhìn thì khá đơn giản nhưng rất đặc trưng. Có 3 loại mặt nạ Tây Tạng đó là: mặt nạ tôn giáo, mặt nạ opera Tây Tạng và mặt nạ múa dân gian.

Lưu trú ở Tây Tạng

Các khách sạn ở Tây Tạng sẽ không hiện đại bằng các khách sạn ở các thành phố lớn của Trung Quốc như: Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Thành Đô,… Thường thì khách sạn Tây Tạng phù hợp với khách du lịch chủ yếu sẽ tập trung ở các khu vực trung tâm là Lhasa, Shigatse và Nyingchi. Ngoài ra, khi bạn ghé thăm những nơi về phía Bắc hoặc phía Tây của Tây Tạng như EBC (Everest Base Camp) và Mount Kailash, thì đa số là các nhà nghỉ hoặc lều yak với nhà vệ sinh không sạch sẽ lắm và không có nước máy.

Tham khảo một vài khách sạn ở khu vực Lhasa:

  • Hilton Garden Inn Lhasa: BLD1 Xianghe Yungu, No.2 Xincun N R, 851400 Lhasa, ​ Tây Tạng. Điện thoại: +1 800-445-8667. Giá phòng tầm 1.700.000 VND/phòng/đêm
  • Holiday Inn Express Lhasa Potala Palace: No. 5 West Beijing Road, Chengguan District, 850000 Lhasa, ​ Tây Tạng. Điện thoại: +86 891 646 8888. Giá phòng tầm 1.000.000 VND/phòng/đêm
  • Gaisang Mêdog Aroma Fragrance Hotel: No. 2 Langdun Alley, Jiangsu Road, Chengguan District , 850000 Lhasa, ​ Tây Tạng. Điện thoại: +86 891 639 0606. Giá phòng tầm 850.000 VND/phòng/đêm
  • Fengma Feiyang Hostel: No. 5-1, Cemenlin 1st Alley, Middle Beijing Road, Chengguan District, 850000 Lhasa, ​ Tây Tạng. Điện thoại: +86 891 679 0250. Giá phòng tầm 850.000 VND/phòng/đêm
  • Jinjiang Inn Select Lhasa Norbulingka Summer Palace: No. 5, West Beijing Road, 850000 Lhasa, ​ Tây Tạng. Điện thoại: +86 891 691 6969. Giá phòng tầm 800.000 VND/phòng/đêm
  • Lhasa Na Li Hostel: No. 460 Zongjiao Xin County, Xingfu Community, Chengguan District, 850000 Lhasa, ​ Tây Tạng. Điện thoại: +86 136 5929 4600. Giá phòng tầm 500.000 VND/phòng/đêm

Tây Tạng từ lâu đã nổi tiếng là một vùng đất với cảnh quan thiên nhiên tuyệt vời, bầu không gian bao la của đất trời cùng nền văn hoá Phật giáo linh thiêng. Đó cũng là những lý do khiến khách du lịch yêu mến và muốn một lần được đặt chân khám phá Tây Tạng. Hy vọng với những thông tin về du lịch Tây Tạng được Gody chia sẻ trong bài viết này cũng giúp ích phần nào cho chuyến đi sắp tới của bạn. Chúc bạn sẽ có một hành trình ghé thăm Tây Tạng thật sự thú vị với những điều mới lạ.

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -

Most Popular

Recent Comments