Thổ Nhĩ Kỳ là nơi nối liền 2 lục địa Á – Âu, là cửa ngõ của châu u và cũng là điểm cuối cùng của con đường tơ lụa. Quốc gia này có bề dày lịch sử lâu đời, nền văn hoá đa dạng và nhiều công trình kiến trúc độc đáo. Nếu so sánh Thổ Nhĩ Kỳ với các nước châu u thì tuy rằng đất nước này không nổi trội bởi sự hiện đại nhưng du khách sẽ ngỡ ngàng với cảnh quan thiên nhiên phong phú cùng với những tàn tích cổ đại lâu đời. Không chỉ có vậy, Thổ Nhĩ Kỳ còn có đến 13 địa điểm đã được UNESCO ghi danh là Di sản Thế giới. Vì thế nếu muốn làm một chuyến du lịch Thổ Nhĩ Kỳ tự túc thì có những kinh nghiệm, những lưu ý mà bạn cần biết.
Tổng quan về Thổ Nhĩ Kỳ
Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia xuyên lục địa, với phần lớn lãnh thổ đất nước nằm tại Tây Á và một phần nằm tại Đông Nam u. Tuy nhiên Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tính là một quốc gia Châu u. Đất nước này có có biên giới giáp với 8 quốc gia, đó là Bulgaria ở phía Tây Bắc, Hy Lạp ở phía Tây, Gruzia ở phía Đông Bắc, Armenia, Iran và vùng tách rời Nakhchivan của Azerbaijan ở phía Đông và Iraq cùng Syria ở phía Đông Nam. Còn khu vực Địa Trung Hải thì ở phía Nam, biển Aegea ở phía Tây và biển Đen ở phía Bắc. Có vị trí nằm tại nơi giao cắt giữa châu Âu và châu Á giúp Thổ Nhĩ Kỳ là nơi có tầm quan trọng địa chiến lược đáng kể.
- Tên chính thức: Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ
- Thủ đô: thành phố Ankara
- Dân số: 84.680.273 người
- Diện tích: 783,356 km2
- Ngôn ngữ: tiếng Thổ Nhĩ Kỳ
- Tiền tệ: đồng Lira Thổ Nhĩ Kỳ (kí hiệu: TRY)
- Múi giờ: UTC+3
- Mã vùng: +90
Du lịch Thổ Nhĩ Kỳ tự túc có cần xin visa không?
Công dân Việt Nam khi muốn đi du lịch Thổ Nhĩ Kỳ thì bắt buộc cần phải xin visa (thị thực) theo quy định. Có 2 cách để xin visa đó là visa điện tử (e-visa) hoặc visa xin tại Đại sứ Quán Thổ Nhĩ Kỳ tại Việt Nam.
- E-visa: Đăng ký online, điền thông tin theo yêu cầu và nhận visa Thổ Nhĩ Kỳ online. Chỉ áp dụng đối với những du khách đã có visa còn hạn của khối Schengen hoặc Anh, Mỹ, Phần Lan. Phí xin visa là 45 USD (~ 1.055.000 VND)
- Visa dán: Xin tại đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ tại Hà Nội và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để nộp theo yêu cầu. Đại sứ quán sẽ dán visa Thổ Nhĩ Kỳ vào cuốn hộ chiếu của bạn. Phí xin visa là 65 USD (~ 1.408.000 VND) cho loại nhập cảnh 1 lần và 200 USD (~ 4.600.000 VND) cho loại nhập cảnh nhiều lần.
Gody cũng đã có bài viết chia sẻ kinh nghiệm xin visa Thổ Nhĩ Kỳ tự túc. Bạn có thể vào tham khảo để biết những thông tin cần biết, các thủ tục để nộp khi xin visa cũng như một số lưu ý nên nhớ.
Tiền tệ Thổ Nhĩ Kỳ
Tiền tệ chính thức của Thổ Nhĩ Kỳ là đồng Lyra (kí hiệu: TRY), được chia thành 100 kuruş. Tiền giấy là gồm các giá trị: 5, 10, 20, 50, 100, 200 Lira, còn tiền xu sẽ là các giá trị 1, 5, 10, 25, 50, 100 kuruş.
- Tỷ giá tham khảo: 1 TRY ~ 1.246 VND, 10 TRY ~ 12.465 VND
Tại Việt Nam thì có rất ít nơi đổi tiền trực tiếp sang đồng Lyra. Vì vậy bạn có thể đổi sang tiền USD hoặc EUR. Sau đó khi đến bay đến Thổ Nhĩ Kỳ thì đổi từ USD sang đồng Lyra. Tại sân bay Istanbul phí đổi tiền sẽ khá cao nên du khách thường đi vào trung tâm thành phố Istanbul khu Taksim để đổi tiền thì tỷ giá sẽ tốt hơn rất nhiều. Hoặc bạn có thể sử dụng thẻ credit card (visa, master,…) để thanh toán tại các cửa hàng, trung tâm thương mại, quán ăn,… Tại các thành phố lớn ở Thổ Nhĩ Kỳ rất nhiều nơi đều chấp nhận thẻ credit card.
Ngôn ngữ ở Thổ Nhĩ Kỳ
Đa số người dân Thổ Nhĩ Kỳ đều nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ và đó cũng được coi là ngôn ngữ chính của họ. Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ còn có tên gọi khác là tiếng Istanbul, được khoảng 73 triệu người trên thế giới sử dụng nên nó được xem là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến nhất trong hệ Turk. Những người sử dụng tiếng này phần lớn đều sinh sống ở Thổ Nhĩ Kỳ và có một số ít hơn sống tại Síp, Bulgaria, Hy Lạp và những nơi khác tại Đông u.
- Một số câu nói bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ
- Xin chào – Merhaba
- Tạm biệt – Hoşça kal!
- Bạn tên gì – Adin ne
- Tôi tên là … – Benim adim…
- Cái này giá bao nhiêu – Bu ne kadar
- Tôi muốn mua nó – Onu almak istiyorum
Ngoài ra tại các điểm du lịch, những thành phố lớn thì du khách có thể giao tiếp tiếng Anh với người dân địa phương. Tuy là người Thổ Nhĩ Kỳ không nói tiếng Anh quá thuần thục nhưng bạn có thể giao tiếp một số câu đơn giản. Hoặc khi du lịch Thổ Nhĩ Kỳ tự túc, bạn nên cài các trình dịch sang tiếng Thổ Nhĩ Kỳ để đưa họ xem cho thuận tiện, dễ dàng hơn.
Nên đi du lịch Thổ Nhĩ Kỳ tự túc mấy ngày?
Lịch trình du lịch Thổ Nhĩ Kỳ tự túc nên đi mấy ngày sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời gian rảnh rỗi của bạn, mức kinh phí trong khoảng bao nhiêu hoặc là những điểm tham quan mà bạn muốn ghé thăm. Nhìn chung thì quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ khá rộng lớn với rất nhiều thành phố, công trình kiến trúc và điểm du lịch nổi tiếng.
Ngoài ra thì đường bay cũng khá xa với cần phải xin visa nên tâm lý của nhiều du khách Việt là đã đi rồi thì nên đi nhiều ngày luôn, để kết hợp tham quan được nhiều điểm cũng như vui chơi, thăm thú được nhiều nơi hơn. Bạn có thể đi du lịch Thổ Nhĩ Kỳ tự túc tầm 9 ngày, 10 ngày hoặc nhiều hơn nữa tuỳ thích. Miễn là trong thời hạn lưu trú mà visa Thổ Nhĩ Kỳ của bạn được cấp phép là được.
Tham khảo một số lịch trình tham quan Thổ Nhĩ Kỳ:
- Du lịch Thổ Nhĩ Kỳ 9 ngày 8 đêm: Istanbul – Canakkale – Thành Cổ Troy – Kusadasi – Pamukkale – Cappadocia
- Du lịch Thổ Nhĩ Kỳ 8 ngày 7 đêm: Istanbul – Cappadocia – Ankara – Safranbolu
- Du lịch Thổ Nhĩ Kỳ 8 ngày 7 đêm: Istanbul – Canakkale – Kusadasi – Pamukkale – Konya – Cappadocia
- Du lịch Thổ Nhĩ Kỳ 7 ngày 6 đêm: Istanbul – Cappadocia
Tìm hiểu các lễ hội đặc sắc ở Thổ Nhĩ Kỳ
Thời gian diễn ra các lễ hội cũng là lúc mà nhiều khách du lịch muốn ghé thăm đất nước Thổ Nhĩ Kỳ. Bởi vì không chỉ được hoà mình chung vui vào bầu không khí náo nhiệt mà đó còn là cơ hội để bạn tìm hiểu thêm các nét văn hoá truyền thống của người dân nơi đây. Vì thế bạn có thể sắp xếp chuyến du lịch Thổ Nhĩ Kỳ tự túc của mình vào thời gian của những lễ hội đặc sắc của người dân xứ Thổ.
Lễ hội hoa Tulip: được tổ chức tại thành phố Istanbul – thành phố duy nhất trên thế giới có lãnh thổ nằm trên trên hai châu u và Á. Vào tháng 4 hàng năm thì hoa Tulip sẽ hiện diện ở khắp mọi nơi, từ vườn hoa, công viên, dọc các con đường cũng như nằm xen kẽ giữa các hàng cây lớn. Đây chính là thời điểm mà Tulip – loài hoa mang biểu tượng của sự thanh lịch và quý phái nở rộ đẹp nhất.
Lễ hội Novruz Bayram: là lễ hội chào đón mùa xuân của người Ba Tư được tổ chức hằng năm trên đất nước Thổ Nhĩ Kỳ, thường diễn ra vào ngày xuân phân (21/3 – 22/3), tức thời điểm bắt đầu mùa xuân tại khu vực Bắc bán cầu. Trong ngày lễ hội này, du khách có thể nhìn thấy mọi người cùng nhau tụ tập rất đông vui, cùng nhảy qua những đống lửa để gột bỏ tội lỗi hay muộn phiền.
Lễ hội Mevlana: được tổ chức vào ngày 10 – 17/12 hàng năm, nhằm để tôn vinh Mevlana – một nhà thơ Hồi giáo rất được dân chúng kính nể vào thế kỉ 13. Ngày nay, lễ hội này thu hút hơn hàng ngàn người dân địa phương và khách du lịch nước ngoài đến tham gia. Bạn sẽ được thưởng thức điệu múa truyền thống vô cùng đặc sắc trong ngày lễ này.
Lễ hội đấu lạc đà Selcuk-Efes: là một trong những lễ hội lâu đời nhất tại Thổ Nhĩ Kỳ với tuổi đòi hơn 2.400 năm. Bắt nguồn từ các bộ lạc du mục Turkic cổ xưa, lễ hội này có ý nghĩa như là một cách thức cạnh tranh giữa các bộ lạc du mục với nhau. Về lâu dần thì lễ hội đấu lạc đà không chỉ là một hình thức cạnh tranh mà còn trở thành một trong những nét văn hóa truyền thống nổi bật, không thể thay thế đối với người dân Thổ Nhĩ Kỳ. Ngày nay, lễ hội này được tổ chức vào tháng 11 kéo dài tới tháng 3 mỗi năm tại nhiều vùng miền, thị trấn. Cứ đến dịp lễ hội, ước tính có tới hàng ngàn lượt khách tham quan và “cá độ” với nhau.
Những lưu ý khi du lịch Thổ Nhĩ Kỳ tự túc
- Nên đem theo bộ phát wifi hoặc mua sim 4G vì mạng internet ở những điểm công cộng, nhà hàng hay khách sạn tại Thổ Nhĩ Kỳ không được mạnh cho lắm.
- Khi du lịch Thổ Nhĩ Kỳ tự túc bạn cũng nên mua bảo hiểm du lịch quốc tế để phòng tránh sự cố có thể xảy ra bởi vì chi phí y tế tại quốc gia này khá đắt.
- Khi đến các địa điểm du lịch thì du khách nhớ không được mang giày vào nhà thờ Hồi giáo và không được đi lại phía trước mặt một người đang cầu nguyện.
- Vào nhà thờ Hồi giáo thì trang phục cũng được quy định rõ ràng. Nữ phải trùm khăn đầu, mặc quần hoặc váy dài (có khu cho mượn đồ miễn phí), còn nam phải mặc quần dài.
- Vì đi tham quan sẽ đi bộ khá nhiều nên bạn nhớ mang giày thể thao hoặc giày đế bằng để di chuyển dễ dàng và tránh bị đau chân.
- Hãy tránh ăn uống tại nơi công cộng khi đi du lịch Thổ Nhĩ Kỳ tự túc trong tháng Ramadan bởi đây là một kỳ nghỉ Hồi giáo và người Hồi giáo sẽ không ăn bất cứ thứ gì vào khoảng thời gian từ lúc mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn.
- Vì người Thổ cũng không rành tiếng Anh nên khi đi tham quan thì bạn nhớ cầm theo danh thiếp của khách sạn để có thể hỏi đường đi, lưu lại tên và địa chỉ của điểm tham quan muốn đến để hỏi thăm người địa phương.
- Taxi ở Thổ Nhĩ Kỳ thường không chở khách trong trường hợp quãng đường đi quá gần, hoặc tài xế đôi khi sẽ cố ý bấm sai đồng hồ tính tiền. Nên bạn cần kiểm tra thật kỹ trước khi xe chạy.
- Một số khách sạn ở Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng ổ cắm 3 chân, vì vậy bạn nên trang bị sẵn ổ cắm để sử dụng trong chuyến du lịch Thổ Nhĩ Kỳ tự túc.
- Khi mua hàng ở các khu chợ địa phương, khách du lịch nên trả giá giảm tầm 20% đến 40% giá mà người bán hàng đưa ra để mua được sản phẩm mong muốn với mức giá hợp lý vì ở Thổ Nhĩ Kỳ người bán thường nói thách giá khá cao.
Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia chứa đựng rất nhiều công trình kiến trúc lâu đời, những di sản thế giới nổi tiếng cũng như các nền văn minh cổ xưa. Vì thế rất nhiều du khách đều mong muốn được một lần đặt chân ghé thăm vùng đất với những huyền thoại lịch sử này. Bài viết trên đây là những kinh nghiệm du lịch Thổ Nhĩ Kỳ tự túc mà Gody đã tổng hợp. Du khách có thể tham khảo để có thêm thông tin chuẩn bị cho chuyến du lịch sắp đến của mình.