Lạng Sơn là vùng đất địa đầu của Tổ quốc với nhiều danh lam thắng cảnh thien nhiên thơ mộng, di tích lịch sử nổi tiếng. Ngoài ra, vùng đất này không chỉ có thiên nhiên bao la, kỳ vỹ, những khu di tích lịch sử lâu đời mà còn sở hữu một nền văn hóa, ẩm thực cực kỳ đặc sắc. Và trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi khám phá những địa điểm du lịch Lạng Sơn nổi tiếng và hấp dẫn du khách nhé.
Nhắc đến Lạng Sơn nhiều người sẽ nghĩ tới ngay địa danh Mẫu Sơn, nơi thường xuyên xuất hiện băng tuyết trong vài năm trở lại đây và thu hút được nhiều khách du lịch. Tuy nhiên, mảnh đất này còn có nhiều những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử khác mà nhiều du khách chưa biết. Cùng chúng tôi xem qua những địa điểm du lịch Lạng Sơn dưới đây, giúp các bạn sắp xếp vào lịch trình du lịch của mình nhé.
1. Mẫu Sơn
Du lịch Mẫu Sơn – Lạng Sơn hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp được ví như “nàng công chúa ngủ trong rừng” của vùng Đông Bắc Việt Nam. Tại khu du lịch Mẫu Sơn có thời tiết se lạnh, không khí trong lành, thoáng đãng và gần như không có khói bụi. Điểm đến này thu hút du khách bởi được hòa mình vào thiên nhiên rộng lớn và chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng đông bắc. Thời điểm đẹp nhất để khám phá Mẫu Sơn là từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau. Khi mà không khí lạnh tràn về với cường độ mạnh cũng là lúc tuyết phủ trắng xoá cả những con đường.
Không chỉ hấp dẫn bởi khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ, nơi đây còn khiến du khách tò mò bởi hệ sinh thái vô cùng đa dạng và phong phú. Ngoài ra, núi Mẫu Sơn còn là địa điểm du lịch thú vị dành cho những ai đam mê tìm hiểu những giá trị văn hóa, tâm lịch và bản sắc dân tộc. Nếu du khách muốn chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên núi rừng hùng vĩ, vừa muốn tìm hiểu về những giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số và thưởng thức những món ăn ngon của người dân tộc Tày thì Mẫu Sơn Lạng Sơn chính là địa điểm lý tưởng.
- Địa chỉ: Xã Mẫu Sơn, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn
- Cách di chuyển: Từ Hà Nội đi Mẫu Sơn chỉ khoảng 200km theo hướng quốc lộ 1A, đường đi khá đẹp và sẽ mất khoảng 4 – 5 tiếng lái xe.
2. Thung Lũng Bắc Sơn
Thung lũng Bắc Sơn thuộc tỉnh Lạng Sơn, cách Hà Nội 160km về phía Bắc, ở độ cao từ 500-1200m so với mực nước biển. Đây là mảnh đất được đặt tên cho một văn hóa cổ xưa gọi là “Văn hoá Bắc Sơn”, là nơi mang dấu tích của một nền văn hoá nổi tiếng trong khảo cổ học; là quê hương của nôi cách mạng anh hùng. Thung lũng Bắc Sơn được bao bọc xung quanh bởi những dãy núi đá vôi trùng điệp hùng vĩ và những cánh đồng lúa bao la, bát ngát tạo nên khung cảnh thiên nhiên nên thơ, hữu tình cuốn hút lòng người.
Thung lùng Bắc Sơn có địa hình bằng phẳng, rộng lớn, thời tiết thuận lợi quanh năm nên người dân thường gieo trồng hai vụ lúa. Thời điểm cuối tháng 7 hoặc tháng 10 vào mùa lúa chín, thung lũng Bắc Sơn khoác lên mình tấm vải lụa vàng óng ánh. Ngoài ra, đỉnh Nà Lay là địa điểm lý tưởng để ngắm trọn khung cảnh thung lũng Bắc Sơn với sắc vàng của những thảm lúa chín, thấp thoáng đằng xa là những mái nhà của làng văn hoá du lịch cộng đồng Quỳnh Sơn. Không ồn ào náo nhiệt như nhiều vùng đất khác, Bắc Sơn mang trong mình vẻ đẹp bình yên mà không nơi nào có được.
- Cách di chuyển: Từ trung tâm Hà Nội, du khách đi theo hướng đường cầu Nhật Tân rồi đi ra đường Võ Nguyên Giáp, sau đó đi tới đường Quốc Lộ 18B đi sang cao tốc Hà Nội và đi tiếp đến Thái Nguyên rồi đến Bắc Sơn.
3. Chùa Tam Thanh
Chùa Tam Thanh nằm trong quần thể 3 động Nhất Thanh – Nhị Thanh – Tam Thanh. Không chỉ nổi tiếng bởi danh lam thắng cảnh tuyệt mỹ mà nơi đây còn là điểm đến tâm linh cho phật tử và du khách mỗi khi tết đến xuân về. Vì chùa nằm trong quần thể di tích của động Tam Thanh, vì thể muốn vãn cảnh được chùa, du khách phải trải qua 30 bậc thang đá được người xưa đục từ chính sườn núi nơi ngôi chùa tọa lạc. Chùa Tam Thanh được bố trí trong hang đá, không có kiểu kiến trúc giống như những ngôi chùa khác.
Đặc biệt trong chùa còn lưu giữ bức phù Adiđà có niên đại vào thế kỷ XVII được tạc theo thế đứng vào vách đá trong hình một lá bồ đề là một nét độc đáo của di tích. Đến với chùa Tham Thanh du khách không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo, huyền bí của cảnh sắc thiên nhiên mà còn được hòa mình vào không khí lễ hội với nhiều tập tục truyền thống của Lạng Sơn.
- Địa chỉ: Phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn
- Giá vé: 20.000 đồng/người
4. Bắc Xa
Bắc Xa là một vùng núi cao nằm ở phía Đông Bắc thuộc huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn. Nơi đây có các đồng bào dân tộc thiểu số chủ yếu là Tày và Nùng sinh sống. Từ thị trấn Đình Lập, du khách đi theo quốc lộ 31 và một vài điểm rẽ là đến trung tâm xã Bắc Xa. Tại đây du khách sẽ bị thu hút bởi cảnh đẹp, bản làng mộc mạc ở hai bên đường với những cung đường ngoằn ngoèo, uốn lượn trong sương phất phơ xanh mướt của rừng thông, rừng lau.
Ngoài khung cảnh thiên nhiên đẹp đến nao lòng người, Bắc Xa còn được biết đến là xã có nhiều cột mốc biên giới (40 cột mốc), một trong số đó nằm trên các đỉnh đồi cao, được xây dựng khá kiên cố và có bậc than dẫn tới tận đỉnh, như mốc 1297 và 1300. Hai cột mốc này nổi tiếng với độ cao cũng như cảnh quan hùng vĩ. Để có thể check in tại hai cột mốc này, du khách phải chinh phục ngọn đồi, vượt qua những con đường bậc thang lên khá dốc, với chiều dài gần 1km. Hai bên đường dẫn lên cột mốc là những rặng lau nở rộ mang đến khung cảnh nên thơ và lãng mạn, khiến bước chân du khách cứ dùng dằng chẳng muốn bước tiếp.
5. Thác Đăng Mò
Thác Đăng Mò thuộc địa phận huyện Bình Gia, cách Bắc Sơn 20km. Là một ngọn thác mang một vẻ đẹp hoang sơ nhưng cũng rất hữu tình và được bao bọc bởi núi rừng. Thác Đăng Mò là tổ hợp các mạnh nước ngầm trong vòng cung núi đá Bắc Sơn. Nhờ địa hình hiểm trở, vòng cung của núi đá vôi khiến khung cảnh xung quanh con thác trở nên nguyên sơ và nhỏ bé giữa núi rừng. Thật chẳng ngoa khi nói nơi đây như “món quà” tự nhiên ban tặng cho mảnh đất rẻo cao xứ Lạng này!
Dọc theo triền thác, du khách được chiêm ngưỡng những khối đá lớn nhỏ, đủ hình thù, kích thước khác nhau và phủ lớp rêu xanh. Hai bên bờ là những tán cây cổ thụ vươn dài giữa lòng thác, càng làm tăng thêm sự huyền bí, quyến rũ của nơi này. Từ đỉnh thác xuống chân thác kéo dài khoảng vài trăm mét qua 3 tầng đá. Nhìn từ xa, thác như một dải lụa vắt ngang giữa núi rừng đẹp dịu dàng. Thác Đăng Mò quanh năm nước đổ, những cọn nước va vào đá tung ra bọt trắng xóa làm cho dòng thác như “tỏa ra ánh sáng lấp lánh” giữa núi rừng đại ngàn.
- Cách di chuyển: Du khách đến thành phố Lạng Sơn, đi theo hướng đến làng văn hóa Quỳnh Sơn, di chuyển theo quốc lộ 1B hướng về Bắc Sơn. Từ thị trấn Bắc Sơn, đi thêm khoảng 10km, rẽ vào quốc lộ 270 và đi thêm 11km sẽ thấy thác.
6. Núi Tô Thị
Núi Tô Thị hay còn gọi là núi Vọng Phu tọa lạc tại xã Tam Thanh, Lạng Sơn. Tương truyền ngày xưa, có sự tích nàng Tô Thị bồng con chờ chồng đi đánh giặc trở về. Chờ mãi không thấy bóng dáng chồng, hai mẹ con nàng hoá đá. Nên người đời đặt tên cho ngọn núi là núi Tô Thị. Truyền thuyết về nàng Tô Thị đã đi vào tâm khảm của dân tộc Việt Nam với hình ảnh người mẹ ôm con đứng chờ chồng trên đỉnh núi cao, như một biểu tượng cho lòng chung thủy, son sắt của người phụ nữ Việt Nam.
Trải qua bao năm tháng, do tác động của thiên nhiên và con người, di tích này đã bị hủy hoại. Tỉnh Lạng Sơn đã cho dựng lại nguyên bản để giữ gìn một di tích đã đi vào tình cảm của người dân Việt Nam. Tượng nàng Tô Thị ở quần thể di tích, thắng cảnh Tam Thanh, thành phố biển ải Lạng Sơn là một trong những chủ đề cho nhiều ca khúc, bài thơ, cảm xúc sáng tác của người Việt Nam qua bao thế hệ, trong đó có trường ca Hòn Vọng Phu bất hủ như một biểu tượng cho lòng chung thuỷ son sắt của người phụ nữ Việt Nam.
- Cách di chuyển: du khách có thể di chuyển theo cung đường Hà Nội – Bắc Ninh – Bắc Giang – Lạng Sơn hoặc theo Quốc lộ 5 rồi vào đường 1A.
7. Suối Long Đầu
Suối Long Đầu là một trong những thắng cảnh và địa điểm du lịch sinh thái được nhiều người biết đến của tỉnh Lạng Sơn. Suối Long Đầu khá lớn và dài khoảng 10km chảy trên địa phận 2 xã Mẫu Sơn và Yên Khoái của huyện Lộc Bình. Suối Long Đầu mang những nét rất đặc trưng của thắng cảnh vùng núi Mẫu Sơn. Lòng suối hẹp dốc tạo nhiều thác ghềnh và nước suối chảy quanh năm tạo nhiều tảng đá nhẵn. Ngoại trừ mùa mưa, nước chảy như lũ, các mùa khác suối Long Đầu nước chảy êm ả, trong vắt, không khí trong lành, mát lạnh.
Suối được bắt nguồn từ dãy núi Mẫu Sơn hùng vĩ có độ cao trên 1000m chảy theo hướng Bắc Nam qua những triền dốc, những khu rừng già của thôn Lặp Pịa về vùng thấp hơn. Ở khu vực thượng nguồn có những thác nước rất lớn cao tới hơn 3m, rộng 7 – 15m, sâu 2 – 3m. Nếu được đầu tư tôn tạo, suối Long đầu sẽ là một điểm du lịch hấp dẫn có thể sánh vai cùng Khoang Xanh, Ao Vua. Hãy cùng chuẩn bị cho mình một đôi giày vải, một cây gậy để cùng leo núi “du lịch suối” nhé! Bao điều bất ngờ đang chờ đón bước chân của du khách.
8. Đền Mẫu Đồng Đăng
Đền mẫu Đồng Đăng là nơi thờ mẫu Thượng ngàn năm và thơ phật nằm trên địa bàn thị trấn Đồng Đăng thuộc huyện Cao Lộc tỉnh Lạng Sơn. Đền Mẫu Đồng Đăng là một trong những nơi thờ tự nổi tiếng và cũng là địa điểm du lịch Lạng Sơn ấn tượng trong mắt các du khách. Đền mẫu mang giá trị đặc biệt về kiến trúc, tín ngưỡng tôn giáo và lịch sử. Vào ngày mùng 10 tháng giêng hàng năm nơi đây lại diễn ra lễ hôi đầu xuân, ở trong lễ hội thường diễn ra những trò chơi như võ dân tộc, múa sư tử, thi đấu thể dục thể thao.
Đền Mẫu Đồng Đăng gồm có 5 gian thờ: Phía trong cùng là Tam bảo, nơi thờ Phật Chuẩn Đề và Phật bà Quan Âm, phía ngoài là Tam tòa Thánh mẫu, tiếp theo là gian thờ Sơn trang; gian giữa chính điện ngoài cùng thờ Chúa Liễu, hai bên là Chầu Bơ và Chầu Lục; gian bên trái thờ Chầu đệ tứ Khâm sai. Ngoài ra, khi đến với đền Mẫu Đồng Đăng Lạng Sơn du khách còn có cơ hội dâng hương, cầu nguyện. Với tấm lòng thành kính của mình, du khách sẽ được bề trên nghe thấu, phù hộ độ trì. Đồng thời, trong tâm khảm mỗi người sẽ tìm thấy hi vọng, hướng tới cuộc sống viên mãn.
- Địa chỉ: Thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn
9. Ải Chi Lăng
Ải Chi Lăng được biết đến là một địa danh lịch sử hào hùng và được rất nhiều du khách quốc tế, các nguyển thủ quốc gia, nhà sử học,,… đến tham quan. Ải Chi Lăng là cửa ải lịch sử tiêu biểu của tỉnh Lạng Sơn, nằm tại xã Chi Lăng. Xưa kia khu vực này được coi là tường chắn của Thăng Long để ngăn chặn cuộc viễn chính phương Bắc. Ải Chi Lăng là ải có quy mô hoành tráng và đồ sộ chạy dài gần 20km, rộng 3km nối liền hai huyện Chi Lăng và Hữu Lũng của tỉnh Lạng Sơn.
Ải Chi Lăng không chỉ là một địa danh đẹp đứng sừng sững giữa đất trời mà ẩn sâu trong đó còn là sức sống mãnh liệt một thời của hào khí Đông A. Xưa kia, chính nhờ địa hình độc đáo với những dãy núi cao, cây canh bao phủ, Ải Chi Lăng tạo nên một trận đồ hiểm yếu và trở thành bức tường thành bảo vệ kinh thành Thăng Long xưa trước những cuộc xâm lược. Lịch sử của vùng biên ải này gắn liền với nhiều anh hùng hào kiệt như Trần Quốc Tuấn, Lý Thường Kiệt, Hoàng Đại Huề… Vào các thế kỷ 19 và 20, ải Chi Lăng lại chứng kiến những chiến công đánh Pháp, đuổi Nhật của quân dân ta.
10. Núi Mặt Quỷ
Núi có hình Mặt Quỷ nằm ở thôn Quán Thanh (xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn). Chính vì vậy mà trước đây nơi này có tên gọi là Quỷ Môn quan, tức là cửa mặt quỷ. Ngọn núi này có điểm đặc biệt là nằm giữa khoảng xanh của cây cỏ, lộ lên một hình thù rất giống mặt của một con quái vật khổng lồ. Nhìn từ phía xa, du khách sẽ thấy dãy núi có đầy đủ cả mắt, mũi. Người dân địa phương cũng không thể lý giải được tại sao vị trí mặt quỷ từ ngàn đời nay vẫn không có cây cỏ nào mộc lên như những khu vực xung quanh khác.
Du khách đến Lạng Sơn vào mùa gió đông đều biết đến tiếng hú của gió khi thổi qua chuỗi hang động của ngọn núi hình mặt quỷ, như thể tiếng gọi từ âm ti, khắc khoải và ghê rợn. Người dân quan niệm ngọn núi là mặt quỷ nên chẳng ai dám leo lên. Họ quan niệm rằng, trèo lên núi mặt quỷ là không tôn trọng “đấng tạo hóa” và sẽ bị quỷ trừng phạt. Một điều thú vị rằng, dù được cho là mặt quỷ, nhưng người dân nơi đây không coi đó là biểu tượng của cái ác, mà ngược lại, người dân cho rằng “mặt quỷ” sẽ bảo vệ cuộc sông bình an cho dân làng.
11. Hang Gió
Hang Gió còn có tên gọi là: Động Thông Gió hay Mai Sao Phong động. Khu di tích Hang Gió thuộc Lũng Khòm (thôn Sao Thượng B), xã Mai Sao, huyện Chi Lăng. Khu di tích Hang Gió bao gồm một vùng rộng loinws, với nhiều núi đá, hang đá tự nhiên thược dãy núi Bó Nhàn từ thôn Sao Thường tới trung tâm xã Mai Sao. Trong đó, nổi bật nhất là Hang Gió. Hang động có quy mô lớn, chiều dài đến hàng trăm mét, rộng đến 50 – 70 m, chiều cao có chỗ lên đến 30 – 40 m. Hang Gió gồm 2 tầng và một tầng hầm, ít ngách phụ, trong hang ít hiểm trở và đi lại dễ dàng. Vòm hang cao rộng, sàn hang tương đối bằng phẳng, thoáng mát mang dáng dấp vòm nhà thờ.
Tham quan khu di tích Hang Gió trước tiên phải thăm Hang Gió (động Thông Gió) bước lên 392 bậc hình chữ chi nối dài mới đến được Hang Gió, sau đó mới tham các hang khác xung quanh như: Hang Công Chúa (tức hang Sân Khấu), hang Hoàng Tử (tức hang Sáng), hang Thiên Đình, hang Dơi, động Thủy Tiên (tức hang Nước). Cửa Hang Gió có hai cửa trước và sau. Cửa trước (phía Đông) rộng 15m, trần hang cao 10m, cửa sau (phía Tây) rộng 36m, trần hang cao 20m.
- Cách di chuyển: Đường đi đến tham quan Hang Gió rất thuận tiện, nếu đi từ Hà Nội – Lạng Sơn chúng ta có thể đi ô tô theo tuyến Quốc lộ 1A mới, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 120km.
12. Chùa Thành
Chùa Thành Lạng Sơn được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến bởi sự cổ kính, linh thiêng. Nhờ có kiến trúc độc đáo, chùa Thành Lạng sơn được nhiều du khách lựa chọn làm điểm du lịch tâm linh, chiêm bái hằng năm. Đây cũng là ngôi chùa có nhiều kỷ lục được các tổ chức Phật giáo công nhận hứa hẹn sẽ mang đến cho du khách những trải nghiệm, khám phá thú vị khi tham quan.
Ngôi chùa được xây dựng vào thế kỷ 15 với tên gọi là Hương Lâm Tự, tọa lạc tại xã Mai Pha. Đến năm 1796, ngôi chùa được dời về vị trí hiện nay. Sau đó, chùa cũng được đổi tên thành Diên Khánh Tự. Từ năm 1846, từ đời của vua Thiệu Trị, ngôi chùa này được đổi tên thành Tuần Khánh Tự. Mãi thời gian sau này tiếp tục duy trì tên gọi cũ là Diên Khánh Tự. Với người dân địa phương tại đây, họ vẫn thường gọi là chùa Thành Lạng Sơn bởi ngôi chùa này tọa lạc ngay tại thành cổ.
- Cách di chuyển: từ trung tâm thành phố Hà Nội, du khách tìm đường đi đến cầu Chương Dương, sau đó rẽ vào quốc lộ 5 và đi tiếp qua cầu vượt. Sau khi đến quốc lộ 1A, du khách tiếp tục đi theo đường cao tốc Hà Nội – Bắc Giang. Tiếp tục đi theo tuyến đường quốc lộ 1A, quốc lộ 37 để di chuyển đến đường Hùng Vương ở Yên Trạch. Sau khi đi hết con đường Hùng Vương du khách sẽ đến với chân cầu Kỳ Cùng – đây cũng là điểm tọa lạc của chùa Thành Lạng Sơn.
13. Di Tích Chùa Tiên
Di tích chùa Tiên Lạng Sơn hay còn được biết đến với cái tên Chùa Song Tiên. Ngôi chùa nằm trong lòng núi Đại Tượng, phố Hoàng Hoa Thám, thuộc địa phận phường Chi Lăng, Lạng Sơn. Vị trí cách cầu Kỳ Cùng khoảng 500m. Ngôi chùa là nơi chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, tín ngưỡng rất phong phí và đặc biệt. Với các câu chuyện dân gian và các pho tượng cổ đậm nét văn hóa dân tộc.
Bên cạnh những ghi chép về lịch sử trên. Theo người dân nơi đây sự ra đời của di tích Chùa Tiên còn gắn liền với một điển tích cực kỳ thú vị. Chùa có kiến trúc nằm sâu trong động đá rất độc đáo. Động Tiên không nằm sát chân núi Đại Tượng như các chùa khác của Lạng Sơn. Muốn vào động để vãn cảnh chùa, du khách phải vượt qua hơn 65 bậc đá uốn khúc. Bậc đá được xây dựng với lan can vịn và không hề trơn trượt, khá dễ đi. Giúp khách du lịch có thể dễ dàng di chuyển lên thăm chùa.
Ở trên là danh sách những địa điểm du lịch Lạng Sơn nổi tiếng được nhiều du khách quan tâm. Nếu có dịp về Lạng Sơn thì đừng bỏ qua các điểm đến hấp dẫn ở trên nhé, mỗi điểm đến sẽ mang đến một trải nghiệm thú vị với du khách.
Xem thêm:
- 13+ Món Ngon Lạng Sơn Khiến Du Khách Phải “Thèm Thuồng”
- 14+ Quán Cafe Ở Lạng Sơn View Đẹp, Đồ Uống Ngon & Giá Rẻ
- 13+ Khách Sạn Lạng Sơn Đẹp, Dịch Vụ Tốt & Giá Phải Chăng
Du khách có thể xem thêm bài Kinh Nghiệm Du Lịch Lạng Sơn Tự Túc Chi Tiết Nhất tại danh mục miền Bắc trên Kinhnghiemdulich.gody.vn.