HomeViệt NamMiền TrungDu Lịch Hội An Tháng 8: Thời Tiết, Mặc Gì, Lễ Hội...

Du Lịch Hội An Tháng 8: Thời Tiết, Mặc Gì, Lễ Hội & Đi Đâu?

Hội An thì đã không còn xa lạ gì với nhiều du khách, hội an hấp dẫn du khách bởi nét cổ kính từ những khu phố, cho đến những khung cảnh thiên nhiên hữu tình và cả con người mộc mạc, giản dị nơi đây. Tháng 8 này, nếu du khách muốn ghé thăm phố cổ xinh đẹp và hoài niệm này, nhưng lại lăn tăn không biết thời tiết lúc này có đẹp không? Tháng 8 có mùa lễ hội gì và đi đâu thì hãy đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.

Hội An là một thành phố nằm ở tỉnh Quảng Nam, tọa lạc bên dòng sông Thu Bồn thơ mộng, nơi đây có 2 bãi biển đẹp và nổi tiếng biển Cửa Đại và biển An Bàng. Vậy du lịch Hội An tháng 8 có gì? Đây chính là thời điểm lý tưởng để du khách thoải mái thưởng ngoạn cảnh đẹp và thơ mộng, sự bình yên của phố cổ, và thưởng thức những đặc sản nổi tiếng nơi đây.

Thời Tiết Tháng 8 Ở Hội An Như Thế Nào

Thời tiết ở Hội An được chia thành 2 mùa khá rõ rệt là mùa khô (từ tháng 2 đến hết tháng 7) và mùa mưa (từ tháng 8 đến tháng 2 năm sau). Tháng 8, thời điểm Hội An vào mùa mưa nên thời tiết khá mát mẻ, dễ chịu. Tuy nhiên, lượng mưa lúc này chưa nhiều, không ảnh hưởng đến chuyến tham quan của du khách.

Mùa mưa ở Hội An hay còn gọi là mùa thấp điểm, vì mưa nên lượng du khách ít hơn so với mùa khô, đây cũng là thời điểm lý tưởng cho những du khách muốn cảm nhận rõ nét vẻ đẹp yên tĩnh, cổ kính của phố cổ. Tháng 8, phố cổ Hội An mang một vẻ đẹp nên thơ, lãng mạn thích hợp cho những ai muốn khám phá phố cổ theo một cách đặc biệt. Tháng 8, màu mưa ở Hội An bao giờ cũng yên ắng, nhẹ nhàng chứ không xô bồ, nên đi tham quan lúc này cảm giác rất thoải mái, dễ chịu. Ngoài ra, nếu du lịch Hội An tháng 8 sẽ giúp du khách tiết kiệm kha khá chi phí cho chuyến đi bởi lúc này các dịch vụ như vé máy bay, khách sạn đồng loạt giảm hoặc đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn kích cầu du lịch.

Du Lịch Hội An Tháng 8: Thời Tiết, Mặc Gì, Lễ Hội & Đi Đâu?

Du Lịch Hội An Tháng 8 Thì Mặc Gì

Tuy tháng 8 ở Hội An là bắt đầu mùa mưa, nhưng nhiệt độ lúc này vẫn còn cao hơn rất nhiều, nên thích hợp để đi biển, chèo thuyền và lặn ngắm san hô. Mặc gì khi đi Hội An? Dù có đi Hội An vào thời điểm nào thì du khách nên chọn trang phục sáng màu như vàng, trắng, cam, xanh nước biển… bởi những trang phục có màu sắc sẽ giúp du khách có những bộ ảnh cực đẹp. Dưới đây là gợi ý trang phục giúp du khách mặc đẹp khi dạo chơi tại Hội An, kham khảo ngay bên dưới nhé.

Đi dạo phố cổ mặc gì: len lỏi vào từng ngõ ngách ở Hội An thì du khách nên chọn bộ trang phục thoải mái và tiện cho việc đi bộ. Trang phục như chân váy, quần short với áo croptop hoặc những chiếc đầm ngắn sẽ là sự chọn lựa cực kì hợp lý.

Đến khu vui chơi: du lịch Hội An tháng 8 chỉ mới bắt đầu mùa mưa, nên du khách không cần phải lo lắng, hãy chọn những bộ trang phục mà bản thân thấy thích. Nhưng cũng ưu tiên những trang phục có chất liệu thoải mái để tiện cho việc di chuyển và tránh đi guốc cao gót. Để thêm phần trẻ trung thì du khách có thể chọn các loại trang phục có gam màu pastel.

Khi đi ăn uống: tương tự như khi đi dạo phố, khi đi ăn uống thì du khách nên chọn các bộ trang phục mát mẻ. Vì vậy, du khách có thể chọn các set trang phục đi dạo phố để đi ăn uống luôn nhé.

Áo dài: là trang phục truyền thống của người Việt, chính vì thế, nhờ bộ áo dài đã làm bộc lộ lên nét duyên dáng nhẹ nhàng và thanh tao của người con gái Việt. Cho nên áo dài là trang phục tuyệt vời khi đi du lịch Hội An. Ở Hội An có nhiều hoa sen hay các khu phố đèn lồng và du khách có thể chụp hình cùng với áo dài. Chắc chắn bức hình sẽ vô cùng duyên dáng và ấn tượng đấy.

Tháng 8 Ở Hội An Có Lễ Hội Gì

Du lịch Hội An tháng 8, du khách không chỉ cảm nhận được sự bình yên, bầu không khí trong lành. Tại đây, du khách có thể tham gia nhiều sự kiện lễ hội hấp dẫn như: lễ Vu Lan, lễ hội hoa đăng, lễ rước Long Chu, lễ hội làng gốm,… du khách sẽ đắm chìm vào những ánh đèn lung linh đến các buổi biểu diễn nghệ thuật truyền thống. Các sự kiện lễ hội ở Hội An trong tháng 8 sẽ mang đến cho du khách nhiều trải nghiệm thú vị, tham khảo ngay dưới đây nhé.

Lễ Vu Lan: Vu Lan báo hiếu cha mẹ được tổ chức trên khắp cả nước vào rằm tháng 7 âm lịch hàng năm. Ở Hội An, dịp lễ này được tổ chức rất lớn với nhiều hoạt động tắt điện và thả đèn hoa đăng vào lúc 19h. Tất cả tạo nên bầu không khí trang hoàng, rực rở, yên bình trên khắp phố cổ. Tại nhiều đình, chùa, miếu ở Hội An,đại lễ Vu Lan được tổ chức trong bầu không khí ấm cúng khi tất thảy mọi người con cùng gửi trọn vẹn tấm lòng thành của mình để hướng đến đấng sinh thành đã sinh và nuôi nấng chúng ta.

– Thời gian: Rằm tháng 7 âm lịch (hằng năm);

– Địa chỉ: Tất cả mọi nơi ở Hội An.

Lễ hội hoa đăng Hội An: Đây là lúc khu phố cổ kính trở nên rực rỡ dưới ánh đèn và xôn xao những câu chúc cầu may đêm trăng rầm. Lễ hội hoa đăng được tổ chức vào ngày 14 và 15 âm lịch hàng tháng. Vào ngày này, khắp các con phố ở Hội An trở nên lung linh, huyền ảo với hàng trăm chiếc lồng đèn treo cao. Trên dòng sông Hoài, du khách được tự tay thả những chiếc đèn hoa đăng nhỏ xinh, đầy màu sắc xuống nước, tạo nên một con sông rực rỡ và lãng mạn.

– Thời gian: Từ 18 giờ đến 22 giờ, mỗi tối rằm hàng tháng;

– Địa chỉ: dọc khắp con sông Hoài, phố cổ Hội An.

Lễ rước Long Chu Hội An: thực chất đây là một cuộc tấn công trừ khử tà ma dịch bệnh và cũng là để chuyền tải, bày tỏ cảm xúc sâu sắc nền văn hóa cộng động cư dân nông nghiệp tại Hội An. Lễ rước Long Chu là sự kết hợp và hòa quyện giữa Phật giáo, Đạo giáo và tín ngưỡng dân gian. Mặc dù có những hạn chế, có màu sắc tín ngưỡng, Long Chu vẫn lấp lánh ước mơ cư dân nông nghiệp, thể hiện sự đoàn kết, hòa đồng để cùng chiến thắng tà ma, mưu sinh. Và đây cũng là lễ hội kết hợp sản phẩm sáng tạo văn hóa của cư dân nông nghiệp sông nước Hội An.

– Thời gian: 15 tháng 7 âm lịch (hàng năm);

– Địa điểm: các đình, làng biển gần phố cổ Hội An

Lễ hội Làng Gốm Thanh Hà Hội An: lễ hội giỗ tổ nghề gốm Thanh Hà được tổ chức rất linh đình, nhằm thể hiện lòng biết ơn đến công lao của tổ tiên – những người đã truyền dạy nghề cũng như nhắc nhở con cháu phải giữ gìn và phát huy làng nghề truyền thống. Đồng thời gửi đến tổ nghề những lời nguyện cầu về một năm bình an, may mắn, phát triển. Tham gia lễ hội làng Gốm Thanh Hà, du khách có thể theo dõi các nghi thức cúng tế trang trọng, tham gia các trò chơi truyền thống sôi động, tự tay sáng tạo nên sản phẩm gốm độc đáo….

– Thời gian: mùng 9, mùng 10 tháng 7 âm lịch (hàng năm);

– Địa điểm: Làng gốm Thanh Hà, Phạm Phán, phường Thanh Hà, thành phố Hội An;

Du Lịch Hội An Tháng 8 Thì Chơi Gì, Đi Đâu?

Du lịch tháng 8 Hội An có gì chơi, đi đâu để khám phá một Hội An thơ mộng, và cổ kính. Dưới đây là một số gợi ý hay mà du khách có thể tham khảo cho chuyến đi sắp tới của mình nhé.

Chùa Cầu: đây là điểm sáng của du lịch Hội An với cảnh sắc trầm mặc. Địa nay này còn chứng kiến sự thay đổi lịch sử với vô vàn biến cố, thay đổi. Có lẽ vậy mà Chùa Cầu trở thành điểm dừng chân lý tưởng thu thút hàng nghìn lượt du khách tham quan. Du khách đến đây điều bất ngờ trước vẻ uy nghi như minh chứng cho lịch sử. Đồng thời, chất chứa trong đó là niềm tin, hi vọng của người dân nơi đây. Chùa Cầu được xây dựng vào thể kỷ 17 do các thương nhân Nhật Bản góp tiền. Nơi đây còn gắn liền với truyền thuyết con quái vật mang tên Namazu. Chùa Cầu Hội An nằm tại đường Nguyễn Thị Minh Khai, P. Minh Khai, phố cổ Hội An.

Rừng dừa Bảy Mẫu: đây là khu du lịch sinh thái nổi tiếng ở Hội An. Đến đây, du khách được trải nghiệm ngồi thuyền thúng tham quan khu rừng dừa xanh mướt giữa không gian mênh mong nước, được chiêm ngưỡng tiết mục múa thúng, đua thuyền và thưởng thức nhiều đặc sản địa phương. Cách thành phố Hội an khoảng 3km, nơi đây là khu du lịch nổi tiếng mang đến cho du khách nhiều trải nghiệm về thiên nhiên sông nước, rừng dừa bạt ngàn và những chiếc thuyền thúng dân dã. Giá vé vào cổng: 30.000 VNĐ/người. Giá vé thuê thuyền thúng: 150.000 VNĐ – 200.000 VNĐ/thuyền

  • Địa chỉ: tổ 2, thôn Cần Nhân, xã Cẩm Thanh, TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam
  • Giờ mở cửa tham khảo: Từ 7:00 – 17:00 hằng ngày

Hội quán Triều Châu: nơi đây sở hửu kiến trúc độc đáo giữa lòng phố cổ Hội An. Hội quán Triều Châu khám phá nét độc đáo của công trình kiến trúc người Hoa. Công trình đã có hơn 170 năm lịch sử và phát triển, vì vậy đây sẽ là địa điểm giúp du khách mở mang thêm vốn kiến thức văn hóa của mình. Hội quán Triều Châu tọa lạc ngay bên trong khu du lịch phố cổ Hội An, du khách dễ dàng tham quan và check in công trình này. Từ Chùa Cầu, du khách di chuyển dọc theo đường Trần Phú khoảng 750 mét, sau đó đi qua miếu Quang Công sẽ đến Hội quán Triều Châu.

  • Địa chỉ: 157 Nguyễn Huy Hiệu – Hội An – Quảng Nam.
  • Giờ mở cửa tham khảo: 7:00 – 17:00

Nhà cổ Tấn Ký: là ngôi nhà cổ đầu tiên được vinh danh di sản Quốc Gia, được xem như “bảo tàng sống” giữ gần nguyên vẹn kiến trúc đặc trưng nhà cổ Hội An xưa. Nhà cổ Tấn Ký là nơi sinh sống của 7 thế hệ nhà họ lê. Ngôi nhà cổ này rất thu hút du khách tham quan và tìm đến để chiêm ngưỡng kiến trúc, văn hóa và nghe bài thuyết minh về nhà cổ Tân Kỳ đầy ấn tượng. Phòng khách của ngôi nhà mang đậm nét kiến trúc Nhật Bản, được xây theo phong thủy Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Ngôi nhà được xây dựng theo kiểu hình ống đặc trưng của phố cổ Hội an. Mặt trước ngôi nhà hướng ra con phố Nguyễn Thái Học sầm uất và được gia chủ sử dụng làm cửa hiệu, còn mặt sau nhà hướng ra phía bờ sông. Nguyên liệu chính xây nhà là các loại gỗ quý như gỗ Lim, cửa từ gỗ mít… thêm vào đó, là các vật liệu khác như đá Thanh Hoa và gạch Bát Tràng.

  • Địa chỉ: Số 101 Nguyễn Thái Học, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam

Hội quán Phúc Kiến: hay còn gọi là Hội quán Phước Kiến là một trong những điểm dừng chân quen thuộc của nhiều du khách khi đến Hội An. Hội quán nổi tiếng nhờ lối kiến trúc vừa ấn tượng, độc đáo, vừa truyền thống, sâu lắng. Trước đây, hội quán Phúc Kiến được xây dừng bằng gỗ, nhưng sau nhiều lần trùng tu được sửa lại bằng gạch, mái ngói. Không chỉ vậy, các hạng mục kiến trúc được chạm trổ tinh xảo, ấn tượng. Bên trong hội quán còn thờ nhiều bức tượng, trống đồng, chuông đồng, lư hương, 14 bức hoành phi cùng với rất nhiều kỷ vật có giá trị.

  • Vị trí: số 46 Trần Phú, thành phố Hội An, Quảng Nam
  • Giờ mở cửa tham khảo: từ 07:00 đến 17:00 hằng ngày
  • Giá vé: du khách cần chi trả: 80.000 VNĐ/vé/khách Việt Nam và 150.000 VNĐ/vé/khách nước ngoài
  • Cách di chuyển: Võ Nguyên Giáp – đường Trường Sa – Lạc Long Quân – rẽ phải vào Hai Bà Trưng – rẽ trái vào đường Nguyễn Công Trứ – rẽ trái vào Nguyễn Trường Tộ – đi thẳng vào Lê Lợi – rẽ trái vào Phan Châu Trinh – rẽ phải là tới Hội quán.

Làng gốm Thanh Hà: Có vị trí nằm cạnh bên dòng sông Thu Bồn thanh bình, làng gốm Thanh Hà chỉ cách trung tâm thành phố Hội an khoảng 3km về phía Tây. Nơi đây có nhiều nét cổ xưa hiếm có, làng gốm là điểm đến tuyệt vời cho những ai yêu thích trải nghiệm văn hóa lâu đời ở nước ta. Đến làng gốm Thanh Hà, bạn sẽ như lạc vào một miền quê yên bình xa xưa nào đó!

  • Cách di chuyển: để đến được làng hốm Thanh Hà cũng rất đơn giản. Nếu xuất phát từ trung tâm phố cổ Hội An, du khách di chuyển theo tuyến đường Hùng Vương để đến Duy Tân. Từ đây du khách tiếp tục đi thêm 500m, khi gặp ngã tư thì rẽ trái là đến làng gồm nổi tiếng này.

Làng nghề làm lồng đèn Hội An: làng nghề đã xuất hiện từ nhiều thế kỷ trước và ngày một hoàn thiện theo thời gian. Có rất nhiều nghệ nhân làm lồng đèn sống rải rác ở Hội An. Một số người chuyên về chế tạo khung, tạo hình quả cầu, hình giọt nước, hình trụ…. được uốn từ tre. Một nhóm khác là thợ thủ công, họa sĩ vẽ các hình, hoa văn trang trí lên vải tơ lựa để làm lồng đèn. Đèn lồng Việt Nam được đánh giá cao về những giá trị tạo hình, thẩm mỹ và văn hóa thuần Việt, đã được chi cục Tiêu Chuẩn – Đo lường chất lượng Quảng Nam công bố tiêu chuẩn với 9 kiểu dáng gồm các đèn hình tròn, bát giác, lục giác, hình trái bí, củ tỏi, hình thùng, hình quả đu đủ, hình bánh ú, hình dù… Ngoài ra còn nhiều hình dáng khác như: đèn kéo quân, hình rồng, hình con cá với đủ sắc màu. Nguyên liệu chính để làm lồng đèn là tre và vải lụa. Điều thú vị là tại Hội An vẫn còn tồn tại những chiếc lồng đền có tuổi đời hơn trăm năm, được chế tạo từ gỗ quý, chạm trỗ cầu kỳ và trên mỗi tấm kính là một tác phẩm hội họa thực sự.

Du Lịch Hội An Tháng 8 Cần Chuẩn Bị Gì

Để có một chuyến du lịch đến Hội An được nhiều trải nghiệm trọn vẹn, an toàn và ý nghĩa, du khách cần chuẩn bị kỷ. Dưới đây là một sô chuẩn bị cần thiết cho chuyến đi mà du khách nên lưu ý.

  • Chuẩn bị vé máy bay, khách sạn trước để có giá tốt nhất, tiết kiệm tối đa chi phí cho chuyến đi.
  • Tháng 8 thường xuyên xuất hiện những cơn mưa bất thường, du khách nên cập nhật tình hình thời tiết thường xuyên để có thời gian tham quan hợp lý.
  • Tùy vào chuyến đi dài hay ngắn, nhu cầu trải nghiệm của từng du khách. Nên chuẩn bị tài chính sao cho phù hợp nhất.
  • Vì tháng 8 là đầu mùa mưa, nên thường xuyên có những cơn mưa bất chợt. Du khách nên chuẩn bị thêm áo mưa, quần áo và phù kiện phù hợp.
  • Lên lịch trình chi tiết các điểm đến, không mất thời gian tìm kiếm, lựa chọn.

Vừa rồi là những thông tin về du lịch Hội An tháng 8 để du khách tham khảo. Hi vọng qua bài viết sẽ giúp du khách có một kết hoạch khám phá Hội An trọn vẹn và ý nghĩa nhất.

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

KẾT NỐI VỚI GODY.VN

57,504FansLike
6,982FollowersFollow
11,500SubscribersSubscribe
- Advertisment -

Most Popular

Recent Comments